Mẹo Huấn Luyện Chó Cỏ Tại Nhà Với Các Bài Tập Đơn Giản
Không ít người vẫn thắc mắc chó cỏ là giống chó gì và có nguồn gốc ở đâu?! Bài viết hôm nay Trường huấn luyện chó Sài Gòn DTC cùng bạn tìm hiểu về nguồn gốc giống chó cỏ này, và cách huấn luyện chó có tại nhà chỉ bằng một số bài tập đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng được.
Nội dung tóm tắt [Ẩn]
- 1 Chó cỏ là gì?
- 2 2. Phương pháp huấn luyện chó cỏ
- 3 3. Làm thế nào để chúng không sủa khi bị nhốt lại
- 4 4. Huấn luyện chó cỏ đi vệ sinh đúng chỗ
- 5 Ăn đúng giờ và ăn sạch hết thức ăn trong khay
Chó cỏ là gì?
Chó cỏ hay còn có các tên gọi khác là chó ta, chó nội chó mực, chó vện, chó dé là những chú chó có nguồn gốc ngay tại Việt Nam. Không chỉ vậy, tên gọi chó cỏ còn dùng để phân biệt tên với những giống chó ngoại nhập. Chó cỏ tại Việt Nam được chia thành 4 giống chính: Chó Lài (chó Dingo Đông Dương), chó Bắc Hà, chó H’Mông và chó Phú Quốc. Trong 4 loại này thì chó Lài là giống chó phổ biến nhất và được nuôi chủ yếu ở vùng trung du và miền núi phía bắc của Việt Nam. Nhưng chỉ duy nhất Chó Phú Quốc là giống chó của Việt Nam ta được công nhận trong danh sách các loài chó trên thế giới.
Về đặc điểm của giống chó cỏ này: Chúng có chiều dài cơ thể dài hơn chiều cao của chúng. Đầu thon dài vừa phải, mõm dài, nhọn và đặc biệt rất rộng. Về đặc tính chúng rất trung thành và khôn ngoan nên việc nuôi dạy huấn luyện một chú chó cỏ cũng không quá khó khăn. Cụ thể bạn có thể tham khảo một số bài tập đơn giản có thể áp dụng ngay tại nhà với chú cún nhà mình nhé!
2. Phương pháp huấn luyện chó cỏ
Những chú có cỏ bản chất đã rất nhanh nhẹn, hoạt bát và rất biết nghe lời chủ vì vậy chúng có khả năng canh gác và bảo vệ rất tốt. Cũng chính bởi những ưu điểm này mà những cô chủ cậu chủ đang nuôi một chú chó cỏ cần huấn luyện nuôi dạy chúng ngay từ nhỏ để có thể phát huy một cách tốt nhất ưu điểm nổi trội của chúng. Chó cỏ thường rất dễ gần và khôn ngoan nếu như bạn đối xử tốt với nó và biết cách tương tác với nó bằng cách bài tập khác nhau.
3. Làm thế nào để chúng không sủa khi bị nhốt lại
Thường thì khi có khách lạ đến nhà, chó cỏ sẽ hung dữ sủa và sẵn sàng lao tới cắn, lúc đó bạn phải nhốt chúng lại. Nếu chúng hư hỏng, quậy phá, không nghe lời tất nhiên bạn có thể nhốt chúng, lặp lại nhiều lần như vậy chúng sẽ hiểu và sau này chúng sẽ nghe lời và thực hiện theo.
4. Huấn luyện chó cỏ đi vệ sinh đúng chỗ
Việc huấn luyện một chú chó đi vệ sinh đúng chỗ là việc khá khó khăn đối với tất cả các giống chó chứ không riêng chỉ với giống chó cỏ. Vì vậy việc dạy dỗ chúng đi vệ sinh đúng chỗ cần làm ngay từ lúc chúng còn nhỏ thì sẽ dễ dàng hơn. Một số lưu ý dành cho bạn khi huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ:
>> Xem thêm: https://huanluyenchosaigon.com/cach-huan-luyen-cho-di-ve-sinh-dung-cho/
Thời điểm phù hợp để huấn luyện
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu huấn luyện chó cỏ là khi chúng được khoảng 6 tháng tuổi. Khi chúng còn nhỏ rất hay đi bậy trong nhà, vì chúng không phân biệt được việc đi vệ sinh như nào mới là đúng chỗ. Vì vậy hãy kiên nhẫn cố gắng để giúp chúng nhận ra những hành động chưa đúng của chúng.
Thông thường chúng sẽ đi vệ sinh sau khi ăn. Vì vậy, việc quan trọng là bạn cần lập ra thời gian cố định cho chó ăn và thực hiện theo thời gian biểu đó. Bạn không nên để sẵn thức ăn thường xuyên, vì chó sẽ không đi vệ sinh theo thời gian cố định bởi cứ thích là chúng ăn, điều này sẽ làm cho việc rèn luyện của bạn với chúng thêm khó khăn hơn.
Huấn luyện cho chó đi vệ sinh bên ngoài
Bạn nên dắt chúng ra ngoài để đi vệ sinh, như vậy chúng sẽ quen thuộc với đường đi vệ sinh bên ngoài. Lần sau khi muốn đi vệ sinh, chúng sẽ tự chạy ra ngoài. Khoảng thời gian đầu, tốt nhất bạn nên nhốt chúng trong chuồng, dần dần dạy nó thói quen ra ngoài. Việc lặp lại nhiều lần, chúng sẽ dần quen và biết chịu đựng, đợi cho đến khi được ra ngoài đi vệ sinh.
Trường hợp ở những thành phố lớn không thể ra ngoài, bạn có thể để sẵn một bồn vệ sinh sẵn cho chúng ở trong nhà vệ sinh hay một vị trí cố định trong nhà.
Ăn đúng giờ và ăn sạch hết thức ăn trong khay
Cho chó cỏ ăn bạn nên lập ra 1 khoảng thời gian cố định, đến giờ ăn bạn đem thức ăn cho chúng ăn. Bạn có thể cố định thời gian chó ăn trong khoảng 20 phút. Sau khoảng thời gian đó, bạn nên cất chỗ thức ăn nếu còn thừa thì đó cũng là cách giúp chó hiểu rằng chỉ ăn được trong khoảng đó. Đồng thời giúp chó kiểm soát được lượng thức ăn để tránh thức ăn dư thừa và sẽ ăn sạch hết thức ăn.
Ngoài ra còn một vài động tác có thể dạy chúng khi đi dạo bộ hoặc ở nhà:
Huấn luyện chó cách bắt tay
Bạn ra lệnh cho chó ngồi xuống, trong tay cầm thức ăn nhưng không được để cho cún thấy, di chuyển thức ăn lại gần mũi cún. Khi đó chó sẽ phản ứng lại gần ngửi để tìm thức ăn, ngay khi chân cún vừa chạm tay bạn, bạn nhấc chân cún lên và hô “Bắt tay” rồi thưởng thức ăn cho cún. Thực hiện nhiều lần cả chân trái và chân phải, cún sẽ ghi nhớ và đưa tay lên với bạn.
Huấn luyện chó nằm theo mệnh lệnh của chủ
Để chó thực hiện lệnh nằm, bạn lấy thức ăn giữ chặt trong tay, đưa thức ăn lại gần mũi cún và di chuyển thức ăn thấp dần xuống sàn. Chó sẽ tò mò thức ăn và cúi người xuống theo thức ăn và nằm xuống hẳn. Ngay lúc này, bạn hô “Nằm” và thưởng thức ăn cho cún, thực hiện nhiều lần, cún sẽ quen và thực hiện khi bạn gọi.